An toàn điện trong mùa mưa bão

Giờ đây, bão đã trở thành nỗi kinh hoàng khi để lại thiệt hại nặng nề cho những quốc gia ven biển mỗi khi đi qua trong đó có các sự cố về điện, tai nạn điện. Một số sự cố về điện thường gặp vào mùa mưa bão như cây đổ làm đứt hệ thống dây truyền tải điện, hỏng các trạm biến áp, rò rỉ, chập cháy điện ở các vùng ngập úng…. Đặc biệt, ở khu vực nông thôn hệ thống đường dây điện còn kém, cột điện không chắc chắn dẫn đến đứt dây, đổ cột do gió bão lớn…dẫn đến trường hợp chập cháy, mất điện gây mất an toàn cho những hộ sử dụng, đối với các vùng bị ngập lụt cũng là nguy cơ tiềm ẩn lớn xảy ra các vấn đề mất an toàn về điện.

Bên cạnh đó bão kết hợp với triều cường có thể gây ra lũ lụt nghiêm trọng, cuốn trôi đi nhiều của cải và thậm chí gây thiệt hại về người. Gió giật trong bão kèm theo những cơn lốc xoáy có thể làm đổ nhiều công trình, nhà cửa, cây cối,…để lại nhiều hậu quả đáng tiếc cho người dân.

Nếu khu vực trong nhà bị ngập nước hoặc bị mưa làm ướt sàn (tạt, dột), ướt ổ cắm điện và ướt thiết bị điện gia dụng có thể dẫn đến nguy cơ chạm, chập điện cục bộ, có khả năng gây điện giật hoặc gây cháy, nhất là các dụng cụ điện cầm tay như máy sấy tóc, máy khoan…vô cùng nguy hiểm cho con người.

Chú ý an toàn điện khi mưa bão

Vào mùa mưa bão, hiện tượng điện điện yếu, chập cháy, gây hư hỏng các thiết bị điện tăng cao. Để bảo vê an toàn cho con người và giữ gìn các thiết bị điện không bị hỏng hóc, mọi gia đình nên thực hiện những lưu ý dưới đây:

–   Trước mùa mưa bão, người dân cần kiểm tra và thực hiện gia cố các biển quảng cáo, mái tôn, các công trình kiến trúc…, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của thiên tai tới lưới điện.

–   Ngắt nguồn điện khi có bão đặc biệt là nguồn điện cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện lắp đặt ngoài trời (các bảng hiệu, bảng quảng cáo,…) khi trời mưa to, gió lớn.

– Các gia đình có sử dụng ổn áp phải để ổn áp ở trên cao, tránh nước, tránh nơi ẩm thấp, sẽ làm hư hỏng ổn áp

– Khi người hoặc chân tay bị ướt không được tiếp xúc với điện; các thiết bị điện bị ngấm nước, phải sấy khô mới được sử dụng.

– Trong mùa mưa bão, cần kiểm tra hệ thống dây và các thiết bị điện trong nhà, tránh để dột và ẩm ướt ở những nơi có điện. Khi kiểm tra xem có điện hay phải dùng bút thử điện để thử; thường xuyên kiểm tra dây dẫn từ nhà ra cột điện. Nếu phát hiện có những điểm không đảm bảo an toàn, nên báo ngay cho Điện lực nơi sở tại. Nếu phần hư hỏng nằm phía sau đồng hồ điện thì bắt buộc phải cắt cầu dao điện chính rồi mới tiến hành sửa chữa.

–   Cần lắp thiết bị bảo vệ như cầu chì, áp-tô-mát, thiết bị đóng, cắt có tính năng chống rò điện phù hợp hệ thống điện chung của gia đình, và cho từng tầng, từng nhánh rẽ. 

Những điều không nên làm để đảm bảo an toàn điện

Cơ điện Trần Phú khuyến cáo vào lúc trời mưa bão, người dân không nên làm những việc sau:

– Không leo trèo lên cột điện hoặc vào trạm điện.

– Không sử dụng thiết bị  điện không đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện an toàn, không dùng dây trần làm dây dẫn điện trong nhà.

–  Không để dây điện, ổ điện chạm xuống nền nhà hoặc nơi bị ngập nước. Cần thiết nên cắt điện ngay để tránh chập cháy.

– Tuyệt đối không đi lại trong nhà dọn đồ đạc khi nước ngập vào nhà, vì điện bị rò trong nước có nguy cơ gây tai nạn chết người..

– Khi thấy dây dẫn điện bị đứt, các thiết bị điện bị đổ hoặc thấy nguy cơ mất an toàn thì không lại gần và cảnh báo cho mọi người xung quanh, đồng thời báo cho đơn vị điện lực quản lý cắt điện..

–   Không đứng trú mưa tại chân cột điện, dưới mái hiên trạm biến áp.

–   Không chạm trực tiếp vào cột điện, dây nối đất, dây chằng cột điện, thùng điện kế (đồng hồ điện), thùng cầu dao,…

–   Không lên sân thượng, mái nhà nơi có đường dây điện băng qua.

–   Không tự ý sửa chữa đường dây, thiết bị điện ngoài trời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.